6 nhóm đối tượng dễ bị mắc ung thư dạ dày nhất

Hiện nay, là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên khắp thế giới, với tỷ lệ tử vong khá cao.(nguy cơ tử vong do ung thư cao thứ hai trên thế giới sau ung thư phổi).

Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư dạ dày lại khó được phát hiện. Vì thế, bệnh nhân thường được chẩn đoán khi đã muộn trong khi bệnh lại tiến triển nhanh dẫn đến tiên lượng xấu.

Vấn đề quan trọng nhất là mọi người hãy luôn lắng nghe những biểu hiện của cơ thể. Bên cạnh đó, mỗi người trong chúng ta nên tự trang bị những kiến thức về để phòng bệnh và có biện pháp can thiệp sớm nhất.

Vậy những trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao nhất, cần phải cảnh giác?


Ảnh minh họa

1. Người nhiễm vi khuẩn H.P

Khoảng 65-80% số trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori).

Vi khuẩn này là thủ phạm hàng đầu của bệnh viêm loét dạ dày– tá tràng. Và do được không phát hiện và điều trị kịp thời, người nhiễm H.P sẽ dễ bị ung thư dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn H.P còn tồn tại trong mảng bám thức ăn quanh răng, nước bọt, có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.Do vậy việc đảm bảo vệ sinh như ăn uống thức ăn chín sẽ giúp làm giảm lây nhiễm.

2. Người nghiện thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi mà còn dẫn đến ung thư dạ dày.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40% và thậm chí tới 82% ở người nghiện thuốc nặng so với người không hút thuốc lá.

3. Người béo phì

Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản hay xảy ra ở những người thừa cân.

Mặc dù khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề ngày, nhưng những khảo sát thực tế cho thấy người béo phì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người không bị béo phì.

Trào ngược dạ dày – thực quản gây ra một tình trạng viêm mạn tính và có thể khiến cho ung thư dạ dày xuất hiện

4. Người hay ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn

Một trong những nhóm nhất chính là những người ăn quá mặn, ăn nhiều thịt hun khói, cá và thịt ướp muối, các loại rau muối.

Các chất nitrates, nitrites có trong thịt đã chế biến cũng có thể chứa một số loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn HP-thủ phạm dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.P chuyển đổi thành những phức hợp có thể gây ung thư dạ dày.

5. Tiểu sử gia đình

Nếu trong gia đình, bố mẹ hay anh chị em ruột bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao gấp 2-4 lần so với người không có người thân mắc bệnh.

Vì thế, nên làm các xét nghiệm về ung thư sớm hơn khoảng 10 năm so với người mắc ung thư trẻ nhất trong gia đình, đặc biệt nên nội soi dạ dày định kỳ 3 năm/lần.

Ví dụ thành viên mắc bệnh ung thư trẻ nhất trong gia đình là 55 tuổi thì nên kiểm tra vào năm 40 tuổi.

6. Đã từng phẫu thuật dạ dày

Nguy cơ ung thư dạ dày có thể tăng ở người đã cắt một phần dạ dày và môn vị để điều trị loét tiêu hoá. Nguy cơ là lớn nhất khoảng 20 năm sau khi phẫu thuật lần đầu.

Tình trạng này xảy ra có thể do dạ dày tiết ít axit hơn, tức là cho phép vi khuẩn sản sinh nitrite hoạt động nhiều hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *